Theo các chuyên gia BĐS nghỉ dưỡng, sự xuất hiện của nhiều dự án lớn mang lại sự khác biệt cho thị trường đã và đang trở thành xu hướng thu hút dòng tiền các nhà đầu tư sau đại dịch. Và BĐS nghỉ dưỡng năm 2020 tại Việt Nam vẫn được đánh giá tiếp tục là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh hiện nay.
Việt Nam khẳng định là điểm đến an toàn sau dịch
Theo đại diện Savills Việt Nam, du lịch là ngành đầu tiên rơi vào trạng thái tê liệt vì dịch bệnh nhưng cũng là một trong những ngành được dự báo sẽ phục hồi trước tiên. Đây là cơ sở để tin tưởng vào tương lai ngành BĐS nghỉ dưỡng khi mà Việt Nam đã và đang làm rất tốt việc kiểm soát sự lây lan. Và chính những tổn thương của thời kỳ dịch bệnh cũng sẽ tạo nên những xu hướng mới làm thay đổi ngành kinh doanh không khói này.
Dù được đánh giá là có nhiều thách thức trong năm 2020, tuy nhiên, theo các chuyên gia, dư địa cho BĐS nghỉ dưỡng vẫn còn rất lớn nhờ vào tốc độ tăng trưởng của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ghi nhận từ số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trước khi covid 19 bùng phát, tính chung 11 tháng năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam ước tính đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế đến từ châu Á đạt gần 13 triệu lượt người, chiếm 79,6% tổng số khách quốc tế, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
Đây được xem là một con số kỷ lục của thị trường du lịch Việt Nam, cho thấy Việt Nam vẫn tiếp tục được đánh giá cao trong con mắt của du khách quốc tế nhờ vào nền tảng chính trị ổn định cùng tiềm năng từ các kỳ quan thiên nhiên và lợi thế vùng biển kéo dài. Trong giai đoạn vừa qua, ngoài các thị trường nghỉ dưỡng truyền thống như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, trên bản đồ du lịch Việt Nam đã có thêm nhiều vùng đất mới nổi như Bình Định, Phan Thiết. Và, dự báo sau thời điểm dịch này, những miền đất này tiếp tục là điểm đến của du khách.
Đánh giá về thị trường, ông Dương Đức Hiển, Nguyên Giám đốc Bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills vẫn lạc quan và cho rằng, BĐS nghỉ dưỡng sẽ là một kênh thu hút nhiều sự quan tâm của thị trường. Lý do được ông Hiển đưa ra là lượng khách trong nước và quốc tế đến đến các điểm đến du lịch của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong ba năm gần đây. Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn và hệ thống cơ sở hạ tầng các địa phương có tiềm năng du lịch đang được cải thiện, từ đó mở ra cơ hội đầu tư BĐS nghỉ dưỡng.
Theo các chuyên gia, vì những lý do trên mà các nhà đầu tư và du khách nước ngoài lựa chọn Việt Nam trở thành “nơi trú ẩn” an toàn sau thời điểm dịch.
Dự báo về thị trường BĐS nghỉ dưỡng
Sau nhiều năm tăng trưởng liên tiếp và đạt định vào 2019, nền du lịch đã lập kỷ lục với hơn 16,3 triệu lượt khách quốc tế và gần 70% đến từ Châu Á. Tuy nhiên do ảnh hưởng của Covid19, nên 4 tháng đầu năm nay du lịch gần như chững lại.
Theo quan điểm của chúng tôi, mặc dù tình hình dịch bệnh đã có chiều hướng chững lại tuy nhiên tốc độ hồi phục còn chậm và cần thời gian để phát triển. Năm 2020, chúng tôi dự đoán du lịch Việt Nam sẽ tập trung vào khách hàng trong nước và lượng du khách quốc tế chỉ bắt đầu quay lại và phục hổi từ tháng 8-9/2020.
Lần đầu tiên, chúng ta ghi nhận mức tăng trưởng âm thậm chí lên đến -50% so với số lượng ghi nhận năm 2019. Tuy nhiên, cùng với sự ổn định của dịch bệnh và sự kích thích kinh tế toàn cầu lượng và hình ảnh về điểm đến an toàn, Việt Nam sẽ ghi nhận mức tăng trưởng cao về du lịch từ 2021.
Đồng quan điểm với chúng tôi, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho rằng, thị trường du lịch trong nước sẽ quay trở lại trong giai đoạn đầu tiên của sự phục hồi. Sau quyết định về cách ly xã hội, phần lớn các khách sạn và khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam đã có kế hoạch mở cửa trở lại vào tháng 5 với các chương trình khuyến mãi để thu hút khách du lịch trong nước.
“Chúng tôi vẫn luôn có một cái nhìn tích cực về tương lai BĐS du lịch, đặc biệt khi xét tới lượng lớn khách du lịch nội địa và du lịch nước ngoài cùng với khoảng cách lân cận đến những các quốc gia có lượng khách xuất ngoại lớn, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để kì vọng vào sự phục hồi. Bên cạnh đó, Việt Nam với hình ảnh là một điểm đến an toàn, chi phí du lịch phù hợp cùng vẻ đẹp thiên nhiên phong phú đều là những lợi thế lớn của Việt Nam sau đại dịch và càng khẳng định niềm tin của chúng tôi về sự phục hồi trong thời gian sớm nhất”, ông Mauro nhấn mạnh.
Tin bất động sản
Tuy nhiên điểm yếu cố hữu của Việt Nam đó là mặc dù đã gia tăng khá mạnh trong những năm vừa qua, nhưng các sản phẩm BĐS du lịch của Việt Nam hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu và thị hiếu của du khách, đặc biệt là dòng khách quốc tế hướng đến du lịch trải nghiệm. Mức chi tiêu của khách du lịch đến Việt Nam vẫn còn thua xa với các nước.
Khách quốc tế đến Việt Nam chi tiêu 96 USD/ngày nhưng ở Singapore là 330 USD/ngày, ở Thái Lan là 115 USD/ngày.
Để khắc phục điểm yếu này đòi hỏi không chỉ nhà nước và các doanh nghiệp phát triển bất động sản cần tìm những hướng đi mới đôc đáo và hấp dẫn du khách hơn nữa.
Thị trường xuất hiện những xu hướng nghỉ dưỡng mới sau dịch
Theo ông ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch quốc gia (TAB), thành viên Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV), bên cạnh việc mở rộng tại những vị trí địa lý mới, các chủ đầu tư còn tích cực trong việc phát triển các sản phẩm BĐS du lịch mới. Trong đó, yêu cầu đổi mới, tạo trải nghiệm trong thiết kế các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng được các chủ đầu tư đặc biệt quan tâm nhằm hướng tới đa trải nghiệm cho du khách mang đến những giá trị thật cho nhà đầu tư.
Đổi mới trải nghiệp trong thiết kế sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng
Đồng quan điểm, ông Phùng Chu Cường, Tổng Giám Đốc Phú Long, nhà phát triển dự án L’Alyana Senses World Phú Quốc cho rằng, đổi mới, tạo trải nghiệm trong thiết kế các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng cũng được đặc biệt quan tâm. Để đảm bảo tính bền vững, thiết kế cho dự án nghỉ dưỡng cần có sự hòa hợp với các yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa. Xu hướng thiết kế xanh, kiến trúc bền vững đặc biệt được chú trọng trong xây dựng các dự án nghỉ dưỡng.
Chẳng hạn, một hình thức được nhiều khách du lịch quốc tế hiện nay ưa chuộng là hình thức du lịch kết hợp kết hợp với trải nghiệm chăm sóc sức khỏe và cân bằng cảm xúc trong tâm hồn đang là chủ đề được truyền thông ca ngợi và các blogger hưởng ứng. Các quốc gia đi đầu về mô hình này phải kể đến Nhật Bản với hình thức tắm onsen tạo nên thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng của xứ sở Phù Tang, tắm đá muối tại Hàn Quốc, các tour du lịch kết hợp thiền định và Yoga tại Ấn Độ…
Cảnh quan thiên nhiên vượt trội, hệ thống khách sạn và resort cao cấp nở rộ ở các điểm đến nổi tiếng là cơ hội để Việt Nam khai thác loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe. Đơn cử như Phú Quốc, nhiều chuyên gia nhận định, sức hấp dẫn về du lịch cũng như đầu tư BĐS đến từ đường bờ biển dài 150km, thiên nhiên phong phú, thời tiết thuận lợi cho hoạt động du lịch quanh năm.
Tại Tuyên Quang, tận dụng nguồn suối khoán nóng dồi dào với cảnh sắc thiên nhiên phong phú và mới lạ, Vingroup đã thực hiện đầu tư chiến lược với tham vọng thay đổi hẳn vùng đất du lịch mới này thành tâm điểm du lịch phía Bắc với Vinpearl Tuyên Quang, dự án hơn 500ha tại Mỹ Lâm. Đây là hình thức du lịch chăm sóc sức khoẻ mới lạ và lần đầu tiên được đầu tư bài bản với quy mô "khủng" tại Việt Nam.
Mang lại giá trị thực cho khách hàng
Sau rất nhiều ồn ào về các hình thức đầu tư nghỉ dưỡng "chộp giật" và ngắn hạn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của loại hình BĐS tiềm năng này. Thương hiệu Vinpearl tiếp tục nổi lên là thương hiệu uy tín và đáng tin tưởng khi mang lại giá trị thực cho khách hàng. Tại Grand World Phú Quốc, các khách hàng không những được sử hữu tài sản sinh lời bền vững với cam kết 10% trong 3 năm và còn được hưởng các chính sách hỗ trợ tài chính vô cùng hấp dẫn khác.
Đáng chú ý, Grand World hưởng lợi lớn từ nguồn khách du lịch dồi dào tại các địa điểm du lịch nổi tiếng kế cận. Tiêu biểu phải kể đến khu casino đầu tiên cho phép người Việt vào chơi, thiên đường giải trí VinWonders, vườn thú mở bán hoang dã Safari Phú Quốc và những địa điểm thu hút khách du lịch khác của Phú Quốc.
Có thể nói định hướng trở thành đặc khu kinh tế cùng sự hình thành những tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí – mua sắm tầm cỡ như Grand World sẽ tạo đà bứt phá cho BĐS nghỉ dưỡng Phú Quốc, đồng thời giúp Đảo Ngọc cạnh tranh sòng phẳng với những “thiên đường du lịch biển đảo” hàng đầu như Phuket, Bali…
Điều đặc biệt phải nói tới là, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn ra căng thẳng, các doanh nghiệp đều gặp nhiều khó khăn, trên thị trường đã có 1 số chủ đầu tư tạm ngưng chi trả cam kết lợi nhuận hoặc chuyển sang hình thức quy đổi thành sản phẩm.
Với tầm vóc và vị thế của một “người khổng lồ” giữ chữ tín, Vingroup vẫn đảm bảo cam kết lợi nhuận 10%/năm và chi trả cho các nhà đầu tư đúng hẹn và đầy đủ.
Hơn thế, đánh giá của các chuyên gia về thị trường BĐS giữa “mùa Covid” cho thấy, tới đây, hàng tỷ đô la từ nước ngoài có thể sẽ chảy vào BĐS Việt Nam khi thị trường đang có giá tốt và an toàn, giá BĐS hiện tại đã được coi là chạm đáy và sẽ chỉ tăng dần chứ không thể có khả năng giảm nữa, những ai có tiền đầu tư vào BĐS lúc này sẽ có nhiều lợi thế.
Bài viết nổi bật