Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhận định các đối tác nhất định phải đến TP.HCM đầu tư và chỉ ra 9 lý do để TP.HCM là cầu nối tốt nhất cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhà đầu tư nước ngoài và Mỹ. Nhận định này được đưa ra trong Diễn đàn Doanh nghiệp TP.HCM – Hoa Kỳ diễn ra sáng ngày 25/8/2020.

Thứ nhất, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn với hơn 10 triệu người, với đồ ăn đa dạng từ các nước như Ý, Pháp, Hoa Kỳ,…

Thứ 2, TP.HCM có năng suất lao động cao nhất ở Việt Nam, gấp 3 so với bình quân trên toàn quốc.

Thứ 3, TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, thành phố đang đóng góp 25% vào GDP của Việt Nam, 30% thu ngân sách Việt Nam và thu hút 33,8% dự án FDI cả nước. Vì vậy nếu đầu tư thì các doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều cơ hội phát triển.

Thứ 4, TP.HCM có trung tâm phần mềm lớn nhất và thành công nhất ở Việt Nam: Trung tâm phần mềm Quang Trung, với khoảng 10 nghìn lao động và đang cung cấp không gian làm việc cho 10.000 sinh viên. Năm vừa rồi, trung tâm đã xuất khẩu được hơn 500 triệu USD phần mềm.

Thứ 5, TP.HCM có khu công nghệ cao với hơn 160 doanh nghiệp đã đầu tư vào hơn 7 tỷ USD, hơn 46.000 người đang làm việc. Tổng giá trị xuất khẩu trong 10 năm vừa qua đã đạt hơn 64 tỷ USD.

Thứ 6, TP.HCM có thể đem đến cho các nhà đầu tư, các đối tác, chuyên gia các kết quả nghiên cứu từ 54 viện trường khác nhau và các phòng nghiên cứu.

Thứ 7, TP.HCM có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin cũng như là giao thông tốt để các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư. TP.HCM có các mô hình Thành phố thông minh với giao thông thông minh, an ninh thông minh, dịch vụ y tế thông minh và quan trọng nhất là con người thông minh.

Thứ 8, Thành phố năng động đổi mới và sáng tạo đang hình thành tại khu nội thành của TP.HCM.

Ngoài ra, thành phố còn có các trung tâm công nghệ cao cũng như 7 khu công nghiệp khác đang hoạt động, 7 trường đại học với hơn 10.000 sinh viên đang theo học, các cơ sở nghiên cứu đổi mới sáng tạo đang nằm ngay tại TP.HCM.

Lý do cuối cùng, thứ 9, đó là thành phố còn có trung tâm tài chính mới và đô thị mới đó là Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Kiến nghị Chính phủ cho TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế

Cuối tháng 8/2020, TP HCM vừa kiến nghị Chính phủ ủng hộ chủ trương “Phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại TP HCM” là nhiệm vụ trọng điểm, chiến lược quan trọng của quốc gia trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Kiến nghị bổ sung nội dung này vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, TP HCM sẽ xây dựng đề án cụ thể trình các cơ quan trung ương phê duyệt theo quy định. Đồng thời TP cũng sẽ huy động các nguồn lực xã hội để hiện thực hóa chủ trương nói trên.

Theo UBND TPHCM, trong ngắn hạn trung tâm tài chính tại TPHCM sẽ hoàn chỉnh ở cấp độ quốc gia. Trong trung hạn sẽ định hướng tầm cỡ khu vực. Bước đầu, trung tâm tài chính tại TPHCM đặt mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính cho các quốc gia lân cận như Lào, Campuchia, Myanmar, hay Brunei. Tiếp đó, sẽ hướng đến mục tiêu gia nhập mạng lưới trung tâm tài chính khu vực.

Trong dài hạn, trung tâm tài chính tại TPHCM sẽ thu hút những nguồn cung, cầu về sản phẩm tài chính phục vụ phát triển hoạt động thương mại, đầu tư vào kinh doanh, thu hút các định chế tài chính, các tổ chức kinh tế hàng đầu toàn cầu.

Xem tiếp...

TP HCM xúc tiến thành lập Thành phố Thủ Đức – Trung tâm sáng tạo phía Đông

Chính quyền TPHCM đang xúc tiến xin thành lập Thành phố Thủ Đức (hay Thành phố phía Đông) trực thuộc thành phố hiện hữu. Hãy cùng theo dõi bài viết tổng hợp các thông tin liên quan đến mục tiêu chiến lược, các bước triển khai và mô hình ý tưởng phát triển Thành phố Thủ Đức tại bài viết dưới đây.

Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng sáng tạo là định hướng mới của TP.HCM. Chính quyền thành phố mong muốn hình thành một khu đô thị sáng tạo nằm trên trục phát triển hướng đông – đông bắc về phía quận 2, quận 9, quận Thủ Đức để hình thành 1 đơn vị hành chính mới tạm gọi là Thành phố Thủ Đức.

Thành phố Thủ Đức (Thành phố phía Đông) được chính quyền TP HCM ấp ủ từ nhiều năm qua trên cơ sở sáp nhập 3 quận phía Đông thành phố là Thủ Đức, 2 và 9 với tổng diện tích 211 km2 và hơn một triệu dân.

Việc xây dựng thành phố Thủ Đức, nếu được triển khai thành công, sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề có tính chiến lược của Việt Nam gồm: tạo ra làn sóng tăng trưởng mới dựa vào đổi mới sáng tạo trong thời đại 4.0, và tăng cường khả năng an ninh quốc phòng trước những diễn biến hết sức phức tạp của tình hình trong khu vực và trên thế giới.

Xem tiếp…

Bài viết nổi bật